CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Tranh chấp là một điều không ai mong muốn nhất là đối với các doanh nghiệp bởi tranh chấp thương mại xảy ra gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, phapluatdoanhnghiep.vn xin chia sẻ tới quý doanh nghiệp các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại.

Kết quả hình ảnh cho trade disputes

Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại được quy định tại điều 317 Luật Thương mại năm 2005 gồm:

– Thương lượng giữa các bên.

– Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

– Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Thứ nhất, về phương thức thương lượng:

Thương lượng: Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên, thương lượng được khuyến khích áp dụng để giải quyết tranh chấp thương mại trên tinh thần tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

Thương lượng có các ưu điểm sau:

– Tính linh hoạt thông qua việc pháp luật không quy định  các thủ tục của tranh chấp  mà do các bên tự thương lượng ( trực tiếp hoặc gián tiếp) ( một buổi hoặc nhiều buổi).

– Đơn giản, ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý.

– Uy tín củng như bí mật kinh doanh được bảo đảm tối đa.

– Quan hệ hợp tác giữa các bên cũng ít bị ảnh hưởng thậm chí còn tăng cường sự hiểu biết và hợp tác sau khi thương lượng thành công.

Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng cũng có những nhược điểm sau:

– Thương lượng thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc  sự hiểu biết và thái độ thiện chí hợp tác của các bên tranh chấp.

– Việc thực thi kết quả thương lượng phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự nguyện của các bên có nghĩa vụ phải thi hành.

Thứ hai, về phương thức hòa giải:

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trơ, thuyết phục các bên tìm kiếm nhằm loại trừ  tranh chấp đã phát sinh.

Phương thức hòa giải có các ưu điểm sau:

Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải.

Hòa giải không bị gò bó bởi thời gian và thủ tục như trong thủ tục tố tụng và  hòa giải không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án, trọng tài nên sau khi hòa giải thành các bên có thể hiểu nhau hơn và tiếp tục hợp tác.

Hòa giải có ưu điểm hơn so với thương lượng do có sự xuất hiện của bên thứ ba làm trung gian khiến các bên tranh chấp tôn trọng kết quả hơn.

Nhược điểm của hòa giải :

Việc hòa giải phụ thuộc vào sự ý chí của các bên, các thỏa thuận không có sự rang buộc về mặt pháp lý như phương thức trọng tài và tòa án.

Thứ ba, phương thức hòa giải bằng trọng tài:

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận với tư cách là bên thứ ba độc lập giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhằm đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.

Trọng tài thương mại có những ưu điểm sau:

– Phán quyết của trọng tài có tính ràng buộc cao.

– Việc giải quyết bằng trọng tài tiết kiệm thời gian hơn giải quyết tại tòa án bởi thủ tục nhanh gọn, linh hoạt hơn.

– Việc giải quyết bằng trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ.

– Bí mật kinh doanh được bảo mật cao.

Tuy nhiên, giải quyết bằng trọng tài thường tốn chi phí cao, việc thi hành quyết định trọng tài không được thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.

Thứ tư, giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án.

Ưu điểm lớn nhất của việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án là tính cưỡng chế cao. Nếu bên nào không thực hiện phán quyết của tòa án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Bên cạnh đó, chi phí giải quyết tại tòa án cũng thấp hơn rất nhiều so với chi phí giải quyết bằng trọng tài thương mại.

Mặc dù vậy, việc giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án cũng có một số nhược điểm như: thủ tục không linh hoạt, bí mật kinh doanh có thể bị lộ ra ngoài do nguyên tắc xét xử công khai,…

Trên đây là chia sẻ của phapluatdoanhnghiep.vn về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên sâu về doanh nghiệp, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0984624444 hoặc email phapluatdoanhnghiepso1@gmail.com khi cần tư vấn, hỗ trợ.

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.